12.11 XÁC ĐỊNH
TẠP CHẤT LẪN TRONG DƯỢC LIỆU
Tạp chất
lẫn trong dược liệu bao gồm tất cả các
chất ngoài quy định của dược liệu
đó như: Đất, đá, rơm rạ, cây cỏ khác,
các bộ phận khác của cây không quy định làm
dược liệu, xác côn trùng...
Cách xác định
Cân một
lượng mẫu vừa đủ đã được
chỉ dẫn trong chuyên luận, dàn mỏng trên tờ
giấy, quan sát bằng mắt thường hoặc kính
lúp, khi cần có thể dùng rây để phân tách tạp
chất và dược liệu.
Cân phần tạp
chất và tính phần trăm như sau:
a: Khối
lượng tạp chất tính bằng gam
p: Khối
lượng mẫu thử tính bằng gam.
Ghi chú:
1. Trong một số
trường hợp nếu tạp chất rất
giống với thuốc có thể phải làm các phản
ứng định tính hoá học, phương pháp vật
lý hoặc dùng kính hiển vi để phát hiện tạp chất.
Tỷ lệ tạp chất được tính bao gồm
cả tạp chất được phát hiện bằng
phương pháp này.
2. Lượng mẫu
lấy thử nếu chuyên luận riêng không quy định
thì lấy như sau:
Hạt và quả
rất nhỏ (như hạt Mã đề): 10 g.
Hạt và quả
nhỏ: 20 g.
Dược liệu
thái thành lát: 50 g.
12.12 XÁC ĐỊNH TỶ LỆ
VỤN NÁT CỦA DƯỢC LIỆU
Cân một
lượng dược liệu nhất định (p gam)
đã được loại tạp chất. Rây qua rây có
số quy định theo chuyên luận riêng. Cân toàn bộ phần
đã lọt qua rây (a gam). Tính tỷ lệ vụn nát (X%) (từ
kết quả trung bình của ba lần thực hiện)
theo công thức:
Ghi chú:
Lượng
dược liệu lấy để thử (tuỳ theo
bản chất của dược liệu) từ 100
đến 200 g.
Đối với
dược liệu mỏng manh thì chỉ lắc nhẹ,
tránh làm vụn nát thêm.
Phần bụi và
bột vụn không phân biệt được bằng
mắt thường được tính vào mục tạp
chất.